Cắt giảm chưa phải là biện pháp duy nhất
Các chính sách cắt giảm chi phí, thu hồi công nợ tối thiểu 10% (hay còn gọi là C10) đang được áp dụng không chỉ trong chính phủ, các cơ quan nhà nước mà ngay cả trong các doanh nghiệp cổ phần hoặc tư nhân. Có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng như dừng các giao dịch bán hàng hiện tại, ngừng hoạt động trong thời gian ngắn để điều chỉnh lại giá bán và thu hồi các khoản công nợ, giải quyết tồn kho… Với tiêu chí C10 các mục chi tiêu không quan trọng đều bị loại bỏ hoặc ngừng vô thời hạn. Nhiều doanh nghiệp đã cho khoản triển khai dự án ERP vào “nhóm C10”.
Đầu tư vào ERP liệu có lãng phí?
Nếu các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố ngân sách, nhân lực, thời gian…trong thời gian khủng hoảng thì đầu tư cho hệ thống ERP là vô cùng cần thiết. Thông thường khi đầu tư các nhà quản trị có thể xem xét các yếu tố sau:
Đối với chi phí thì mức đầu tư hệ thống ERP là không quá cao so với doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hơn thế ERP cũng là một tài sản vô hình vì vậy việc đầu tư không nhất thiết phải dùng vốn sẵn có của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể dùng nguồn vốn khác như vốn vay, vốn huy động… Cơ cấu chi phí cho dự án ERP bao gồm: thiết bị phần cứng, hạ tầng, bản quyền phần mềm ERP và kinh phí triển khai. Trong các chi phí đó thì phần kinh phí triển khai là phần tốn nhiều chi phí nhất. Tuy nhiên phần chi phí này không phải “nhập khẩu” nên doanh nghiệp có thể chi bằng tiền mặt điều này làm giảm chi phí doanh nghiệp rất nhiều trong việc mua các phần mềm nước ngoài.
Thời gian triển khai dự án thực chất là vấn đề quan trọng, hệ thống ERP được triển khai xong và sớm đưa vào sử dụng thì nhà quản trị sẽ nhanh kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp hơn. Thời điểm mà doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc kiểm soát và giảm hoạt động kinh doanh thì nguồn lực chính của doanh nghiệp sẽ dành nhiều cho việc này. Chính vì vậy việc triển khai dự án ERP trong thời điểm đó sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ đưa ra những chiến lược và yêu cầu cụ thể nhằm giúp hệ thống ERP phát huy được sức mạnh tối đa khi triển khai.
Với kết quả thu được khi triển khai, theo như kỳ vọng thì hệ thống ERP sẽ hoàn chỉnh. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tốt hơn bài toán về chi phí, nhân lực, doanh thu, dòng tiền, công nợ… Đồng thời phần mềm còn hỗ trợ cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định về thời điểm mua bán hàng, định mức nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất…
Có như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể sẵn sàng và chủ động đối phó với bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.
GoERP - Nền tảng quản lý doanh nghiệp toàn diện